Từ các "vũ khí dân sự" như tàu cá, tàu hải giám, giàn khoan khủng; rồi chiếm các bãi đá rồi bồi đắp thành đảo nhân tạo với công bố ban đầu là phục vụ mục tiêu dân sự…. đến nay, Trung Quốc đã lộ toan tính quân sự hóa khi liên tục điều động vũ khí khủng ra Biển Đông.
Hãy nhìn lại những năm gần đây, Bắc Kinh đã triển khai những vũ khí nào ra vùng biển có những lộ trình hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Vũ khí dân sự
Trung Quốc có đội tàu cá khổng lồ |
Tàu hải giám: Trung Quốc thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các EEZ hoặc các vùng biển tranh chấp.
Tàu Hải cảnh 3901 |
Giàn khoan Hải Dương 981 |
Con người: tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng gần đây dẫn nguồn báo quân đội Trung Quốc cho hay, lính Trung Quốc chiếm đến 3/4 trong số những người đang ở trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng.
Lính Trung Quốc trên đảo Phú Lâm. Ảnh: Reuters |
Ở cái gọi là Thành phố Tam Sa (gồm cả đảo Phú Lâm) mà Trung Quốc đơn phương lập nên, năm 2013 mới có khoảng 1.000 người nhưng ba năm gần đây đã tăng đáng kể.
Tại đây, Bắc Kinh đã cho xây dựng nhiều công trình quân sự và hành chính với bệnh viện, trường học, ngân hàng, viện nghiên cứu... để rồi đưa ra lý do cực kỳ hợp lý rằng, điều động quân sự (máy bay chiến đấu, tên lửa) ra Biển Đông là để bảo vệ cư dân một cách hợp pháp.
Quân sự hóa trắng trợn
Tháng 5 năm ngoái, Nhật báo phố Wall cho hay, những hình ảnh do thám của Mỹ cho thấy Trung Quốc đã đưa một số hệ thống vũ khí (pháo) lên một trong những đảo nhân tạo mà nước này đã làm trái phép ở Biển Đông đang bồi đắp ở Biển Đông.
Tàu ngầm Type 093G |
Theo thông tin được đăng trên trang Global Geopolitics ngày 29/8/ năm ngoái, Trung Quốc triển khai nhiều loại tàu ngầm trên biển Đông điển hình là ba tàu ngầm Type 093G.
Fox News giữa tháng 2 năm nay đăng tin độc quyền cho biết, Trung Quốc đã đưa giàn tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm. Thông tin này sau đó được quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận và cho biết thêm, đó là hệ thống tên lửa HQ-9, gần giống với S-300 của Nga với tầm bắn khoảng 200km có thể đe dọa bất kỳ máy bay quân sự hay dân sự nào hoạt động trong phạm vi này.
Tên lửa HQ-9 |
Nhiều trang mạng quân sự quốc tế sau đó đưa ra bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã ngang nhiên triển khai các máy bay chiến đấu J-11 và HJ-7 ra Phú Lâm.
Máy bay chiến đấu J-11 |
Stratfor cung cấp nhiều hình ảnh cho thấy, Phú Lâm trong tay Trung Quốc đã trở thành một "pháo đài quân sự" với đường băng giúp điều động nhanh chóng máy bay chiến đấu; nhà chứa máy bay; kho trữ vật liệu nổ hoặc đạn dược.
Đường băng và nhà chứa máy bay trên đảo Phú Lâm |
Tại quần đảo Trường Sa, theo những hình ảnh vệ tinh do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) cung cấp thì, Trung Quốc đã và đang xây dựng các hệ thống radar quân sự tần số cao, tháp viễn thông và các trạm quan sát trên một số bãi ngầm mà họ chiếm giữ trái phép.
Hệ thống radar ở Đá Châu Viên |
Hệ thống radar nói trên có thể phát hiện ra máy bay trang bị công nghệ tàng hình của Mỹ như máy bay ném bom B2, F-22 Raptor F-35 và được đánh giá là có tác động nhiều hơn đến cán cân quân sự tại Biển Đông so với giàn tên lửa đất đối không HQ-9 mà Trung Quốc triển khai ở đảo Phú Lâm.
Thạch Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét