Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN VỚI TỔ QUỐC



Hiện nay, trên các trạng mạng còn có một số quan điểm, ý kiến khác nhau về Đại hội XII của Đảng, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân các cấp.. các quan điểm này, chưa thấy hết thành công và thắng lợi về Đại hội XII của Đảng và bầu cử Quốc hội khóa XIV, hoặc bị mắc mưu các thế lực phản động tung tin bịa đặt, lừa gạt, vu khống làm sai lệch sự thật. Từ đó, dẫn đến quan điểm, ý kiến sai trái, thậm chí phản động vu cáo Đảng, Nhà nước và Quốc hội, cho rằng Đảng không dân chủ, dân chủ hình thức, Đại hội XII và bầu cử Quốc hội là tranh dành nhau quyền lực, lựa chọn không đúng người… Đây là những quan điểm sai trái, hết sức phản động, cần phải kiên quyết đấu tranh lên án, bác bỏ.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

ĐẤT MẸ ĐÓN ANH VỀ -PVL-


(Kính viếng hương hồn đồng chí Đại tá Trần Quang Khải, Phi công cấp 1,
Sư đoàn Không quân 371, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ngày 14/6/2016)

Mấy ngày nay báo đài đưa tin dữ
Su 30 gặp nạn giữa bầu trời
Sau vài ngày lại có máy bay rơi (Casa 212)
Thêm chồng chất nỗi đau người dân Việt.

Sáng hôm nay, cả ngàn người tiễn biệt
Anh Khải về với đất mẹ yêu thương
Biết bao người đứng chặt khắp nẻo đường
Rơi nước mắt, nhìn Anh thêm lần cuối.

Anh ra đi, biết bao người tiếc nuối
Hôm vừa rồi chẳng kịp nói câu chi
Dậy vội vàng và cất bước ra đi
Con gái nhỏ vẫn còn đang say giấc.

Nay Anh về nghẹn lòng - bao tiếng nấc
Giấc mơ xưa tung cánh giữa bầu trời
Hôm nay về, dòng nước mắt tuôn rơi
Bao hoài bão vẫn còn đang dang dở.

Người vợ hiền của Anh đang nức nở,
Lệ tuôn rơi trên khóe mắt người nhà
Lệ tuôn rơi trên đôi má mẹ cha
Khóc thương Anh, người con còn quá trẻ.

Tiếc thương Anh - Người Phi công mạnh mẽ
Suốt một đời vì Tổ quốc thiêng liêng
Cả một đời, tạm gác ước mơ riêng
Vì nghiệp lớn, xa nhà, xa mái ấm.

Bao mồ hôi, áo Thiên thanh đã thấm
Chẳng có gì, ngăn nổi bước chân Anh
Để bầu trời Tổ quốc mãi tươi xanh
Để biển khơi, dập dìu con sóng vỗ.

Luôn miệt mài, nơi thao trường nắng đổ
Bão giông kia, dẫu gầm thét nát trời
Hay biển khơi nổi giận mãi không thôi
Vì nhiệm vụ - Anh vẫn cười tươi tắn.

Hôm nay về, bầu trời kia vẫn nắng
Biển quê hương sóng vẫn vỗ vào bờ
Chỉ tội cho vợ trẻ, với con thơ
Đã mãi mãi không còn Anh yêu nữa.

Dẫu biết rằng, đời là chuyến đi xa
Tàu to, nhỏ vẫn phải rời xa bến
Anh Khải ơi, mọi người luôn yêu mến
Mãi tin Anh - còn sống giữa cuộc đời.

Mọi người ơi, ngừng nước mắt tuôn rơi
Hãy mạnh mẽ cho Anh đi thật nhẹ
Đất mẹ ơi, hãy ôm Anh thật khẽ

Đón Anh về, sau một chuyến đi xa./.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Đôi điều suy nghĩ về việc bổ nhiệm Ông Bob Kerrey làm lãnh đạo Fulbright

Cũng định không nói đâu, mấy tuần nay, đọc báo, thấy nhiều tranh luận xoay quanh việc bổ nhiệm Ông Bob Kerrey làm lãnh đạo Fulbright, là một người trẻ mình nghĩ thế này:
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống bao dung, đó là giá trị tốt đẹp đậm chất nhân văn của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vậy nên, có ý kiến cho rằng nên tha thứ và chấp nhận cho Bob Kerrey làm lãnh đạo một trường đại học ở Việt Nam là thể hiện rõ truyền thống đó. Nhưng mọi người nên nhớ, chúng ta gác lại quá khứ, sẵn sàng bao dung đối với kẻ thù và việc chấp nhận cho một kẻ sát nhân trong quá khứ, một kẻ đã không ngần ngại chĩa súng giết hại dân thường vô tội để làm "thầy" giáo dục cho một thế hệ tương lai chúng ta là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Chúng ta gác lại quá khứ, không có nghĩa là chúng ta xóa bỏ và quên đi quá khứ. Hãy tưởng tượng, Bob Kerrey sẽ như thế nào khi đứng trước hàng ngàn sinh viên Việt Nam mỗi tuần để nói về những giá trị đạo đức... đó thực sự là một sự sỉ nhục. Nhân đây cũng nói thêm, có nhiều người cho rằng Bob đã hối hận và xin lỗi, nhưng thử hỏi, suốt mấy chục năm qua, sao ông ấy không tự giác xin lỗi mà chỉ khi sự thật vụ thảm sát ở Thạnh Phong được phơi bày, ông ta mới đưa ra lời xin lỗi, và hãy đọc những lời xin lỗi đó xem toàn những lời xin lỗi chung chung không chết ai, trong khi đó, có bao giờ ông ta đến tận Thạnh Phong để quỳ trước những oan hồn đã phải chết dưới bàn tay vô nhân tính đó.
Điều cuối cùng, bản thân tôi nghĩ, là thế hệ sinh ra sau chiến tranh nhưng chúng tôi luôn nhận thức được sự hy sinh, mất mát của các thế hệ cha, ông đã đổ máu xương vì độc lập. Hôm nay, chúng ta sẵn sàng bắt tay vì một tương lai tươi sáng hơn, đó là điều mà ai ai cũng mong muốn, nhưng nếu thực sự họ muốn giúp chúng ta phát triển giáo dục thì hà cớ gì phải cử một người mang tội ác chiến tranh để lãnh đạo trường Đại học. Thật nực cười, vì họ cho rằng, không ai làm tốt hơn ông Bob, chẳng nhẽ, một nước Mỹ rộng lớn và phát triển như vậy mà không tìm nổi một người khác thay thế ông Bob? đó là một câu hỏi để lại nỗi băn khoăn cho người người. Không biết đằng sau việc bổ nhiệm ông Bob làm lãnh đạo Đại học Fulbright có ý đồ gì không? nhưng chỉ biết hiện nay, ngay bản thân chúng ta đang phân tán và bàn cãi về một vấn đề mà nhẽ ra chúng ta phải có cùng quan điểm, chấp nhận hay không chấp nhận cho một kẻ giết đồng bào mình làm "thầy" để dạy thế hệ con cháu mình! Hậu quả sẽ như thế nào? 

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG LỰC NGUYỄN TẤT THÀNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC


Sự kiện Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) một mình ra đi tìm đường cứu nước, ngày 5 – 6 -1911, có ý nghĩa lịch sử lớn: Là mốc son đánh dấu sự kết thúc hơn 50 năm bế tắc công cuộc đấu tranh chông thực dân Pháp, cứu nước của ông cha, đồng thời khởi nguồn mở ra một thời kỳ mới trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước ta, nổi bật là thời kỳ đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo ngày nay. Tìm hiểu những gì tác động như là động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước góp phần không nhỏ làm sâu sắc thêm những ý nghĩa lịch sử đó.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

PHẢN BIỆN XÃ HỘI HAY SỰ “NÉM ĐÁ HỘI ĐỒNG”


Phản biện xã hội là tất yếu trong đời sống chính trị - xã hội. Ở nước ta, những năm gần đây hoạt động này đã được quan tâm nhiều, nhất là sau khi “phản biện xã hội” được chính thức đưa vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X. Năm 2014, Bộ chính trị cũng đã có các quyết định số 217, 218 về việc ban hành quy chế phản biện và giám sát, góp ý xây dựng Đảng - Chính quyền của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Đảng và Nhà nước đã mở rộng dân chủ, tạo cơ chế và điều kiện cho hoạt động phản biện, đáng buồn là do những nhận thức lệch lạc trong điều kiện dân trí không đồng đều ở nước ta như hiện nay nên phản biện xã hội nhiều khi, với nhiều người đã vô tình hoặc hữu ý trở thành "công cụ" để xuyên tạc, gây rối, phá hoại xã hội, dẫn đến sự lợi dụng của “phản biện xã hội” để trở thành “ném đá hội đồng”

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Câu chuyện nhà Phú Ông

Nhân dịp đọc bài báo Trung Quốc quyến rũ và mua chuộc một số nước ASEAN để nhận lấy sự ủng hộ về tranh chấp trên biển Đông. Mình chợt nghĩ ra câu chuyện: Ngày nảy ngày nay, tại một ngôi làng nọ có một gia đình Phú Ông giàu có nhất vùng nhưng lại rất ngang ngược và tư kiêu, luôn có những hành động hỗn láo với hàng xóm, coi thường các gia đình nghèo hơn khiến cho dân làng rất bất bình. Sự bất bình đó càng nhân lên khi Phú Ông ngang nhiên đi chiếm đất vườn của hàng xóm và tuyên bố với cả làng, đất đó là của họ, nghe nói Phú Ông đưa ra bằng chứng là từ đời ông cố nội của họ đã nhiều lần sang đây để ăn trộm trái cây, cho nên đất đó từ đời ông cố nội để lại. Rồi Phú Ông ngang nhiên sai con cái xây dựng nhà cửa trên đất hàng xóm. Căm phẫn với sự bất chấp luật pháp của Phú Ông, một ngày nọ, một gia đình đã đâm đơn kiện lên tòa án, ngày toà chuẩn bị đưa ra phán quyết, biết là mất mặt và chắc chắn thua kiện vì bằng chứng duy nhất mà Phú Ông có chỉ là tấm gia phả tự vẽ rồi đem vùi dưới đống rác trong nhà, Phú Ông liền bàn với bà vợ mang ít tiền vàng đem cho một số nhà nghèo trong xóm với mục đích là bảo họ "đừng nói gì cả", một số nhà nghèo trong xóm dù biết Phú Ông sai rành rành và mất dạy với dân làng nhưng vì được cho tiền nên đã hứa "sẽ ngậm miệng ăn tiền" và không nói gì hết, hoặc âm thầm ủng hộ Phú Ông. Rồi chờ mãi cũng đến ngày tòa phán quyết, cả làng thở phào nhẹ nhõm vì trước phiên tòa, chủ tọa tuyên bố, Phú Ông là kẻ "vừa ăn cướp vừa la làng", sống vô văn hóa và giả tạo. Khi kết luận, nghe đâu Phú Ông bị mấy tội liền: Ăn cướp, giả mạo giấy tờ, mua chuộc, mất dạy với dân làng... Rồi tòa còn tuyên bố, sẽ xem xét vụ việc ăn trộm trái cây hàng xóm của ông cố nội nhà Phú Ông (mặc dù ông đã chết). Tại phiên tòa, cả gia đình Phú Ông khóc như cha chết không phải chỉ vì mất mặt mà còn vì bỏ ra bao nhiêu tiền mua chuộc nhưng vẫn không mua được chân lý và lẽ phải. Nghe đâu, tối hôm đó, vợ chồng Phú Ông ăn 2 bát gạo nhựa và 4 quả trứng gà giả để tự tử. Đám tang vợ chồng Phú Ông được diễn ra đình đám ngay sau đó, nhưng không có dân làng nào đến dự,chỉ có mấy đứa con ham chơi, vô học đưa bố mẹ ra đồng./.

Hội chứng 'đại quốc' 'tiểu quốc' đang hành hạ Bắc Kinh

 Trung Quốc luôn nghĩ mình là nạn nhân của việc các nước nhỏ rắc rối bất kính, họ đương nhiên đáng bị trừng phạt và áp dụng vũ lực, kiểu hành động như của diễn viên hài Rodney Dangerfield với câu nói cửa miệng “tôi chẳng được tôn trọng gì cả”.

Trong khi các cuộc xung đột vũ trang ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác trên thế giới vẫn ác liệt, cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả Nga, lại đang sôi sục thật sự ở Biển Đông.
Trung tâm của cuộc xung đột này là yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều đang gây bất an cho hầu hết các nước trong vùng, gây quan ngại cho các bên liên quan chính dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, và thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng như các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông chớ nên được xem đơn giản chỉ là một sự phản ánh sự thịnh suy bình thường của các quốc gia, được khuấy động bởi các lo lắng hay lợi ích bản thân phổ biến. Chúng tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này. Các yếu tố chính của điều đó bao gồm:
Tư tưởng Hoa tâm
Trong lịch sử lâu dài của Trung Quốc, không như ở phần còn lại của thế giới, nước này chẳng bao giờ sẵn lòng chấp nhận sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia lớn và nhỏ.